KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2022-2023
Cập nhật lúc : 15:58 28/02/2023
PHÒNG GD-ĐT TP HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON I Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 200 /KH- MN I Huế, ngày 11 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ
NĂM HỌC 2022-2023
Căn cứ công văn số 1043/PGDĐT-GDMN ngày 15 tháng 9 năm 2022 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2022-2023 của Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Huế;
Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường Mầm non I;
Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, trường Mầm non I xây dựng Kế hoạch thực hiện các chuyên đề năm học 2022-2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, tinh thần trách nhiệm cao và lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
- Đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm thêm các trang thiết bị, các đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp đảm bảo các phương tiện để thực hiện các chuyên đề.
- Nâng cao nhận thức, năng lực tiếp thu các chuyên đề để thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN trong nhà trường
- Nâng cao kỹ năng sư phạm, tay nghề cho đội ngũ giáo viên để thực hiện
tốt mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ và thực hiện các chuyên đề trong nhà trường.
- Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cũng như huy động sự tham gia của phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ và thực hiện các chuyên đề trong nhà trường .
II. NỘI DUNG
Năm học 2022 - 2023 sẽ tiếp tục và triển khai thực hiện các chuyên đề sau:
1. Tiếp tục thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 ( có kế hoạch cụ thể riêng của chuyên đề)
2. Chuyên đề “Bé yêu làn điệu dân ca”
3. Chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ cho mầm non”.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Chuyên đề “ Bé với làn điệu dân ca”
- Duy trì thường xuyên việc phát nhạc trên hệ thống âm thanh của trường vào hoạt động đón và trả trẻ, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc và thuộc lời các bài hát theo từng chủ đề, đặc biệt cho trẻ nghe các làn điệu dân Thừa Thiên Huế.
- Giáo viên lựa chọn những bài hát, các làn điệu dân ca các bài hát viết lời mới theo các làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế đã được Phòng, Sở Giáo dục thẩm định trong tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc nghe hát phù hợp với trẻ để giáo dục trẻ biết và yêu thích các làn điệu dân ca địa phương và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc, các làn điệu dân ca Thừa Tiên Huế.
- Giáo viên tự học và sử dụng đàn ogan trong tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc và tổ chức hoạt động âm nhạc dưới hình thức các trò chơi sinh động. Thường xuyên cho trẻ sử dụng các loại nhạc cụ như: trống, phách, xắc xô, cho trẻ làm quen và sử dụng một số nhạc cụ: soong loan, gõ ly…trong hoạt động giáo dục âm nhạc; chơi; hoạt động ở góc âm nhạc, mọi lúc mọi nơi để nâng cao kỹ năng sử dụng các loại nhạc cụ cho trẻ.
- Tiếp tục duy trì tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề hìnhthức lớp, theo tổ chuyên môn có hiệu quả; tập các tiết mục văn nghệ cho trẻ tham gia biểu diễn vào các ngày lễ hội : Ngày hội đến trường của Bé, Vui trung thu, Hội vui xuân, Phát thưởng cuối năm học...để trẻ có kỹ năng ca hát, khả năng cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc; mạnh dạn tự tin, hứng thú tham gia tích cực, khi tham gia vào hoạt động âm nhạc, động văn nghệ trong các ngày lễ hội do lớp, nhà trường tổ chức. Mỗi tổ chuyên môn đăng ký ít nhất biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề 1 lần/học kỳ và có 100% trẻ của các lớp trong khối tham gia.
2. Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ cho mầm non”.
2.1. Giáo viên nghiên cứu kỹ các nội dung của chuyên đề sau khi được nhà trưởng tập huấn triển khai về nội dung của chuyên đề:
* Đối với trẻ nhà trẻ:
- Dạy trẻ tạo lập/xây dựng mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi, cụ thể:
+ Giao tiếp với những người xung quanh
+ Chơi thân thiện với những người xung quanh
+ Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn
+ Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
+ Quan tâm đên các con vật nuôi.
- Dạy trẻ một số hành vi văn hóa/ứng xử xã hội và qui tắc đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày như:
+ Thực hiện một số hành vi: chào tạm biệt, cảm ơn...Nói từ “dạ”; “vâng ạ”...
+ Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt: xếp hàng chờ đến lượt; để đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, vứt rác vào thùng rác/nơi quy định.
* Đối với trẻ mẫu giáo:
- Hành vi qui tắc ứng xử xã hội:
+ Nhóm kỹ năng làm chủ: tự tin, tự trọng về giá trị bản thân, quản lý cảm xúc...
+ Nhóm kỹ năng tuân thủ các quy tắc quy định: chia sẻ, tôn trọng, lắng nghe, chào hỏi, cảm ơn, chờ đến lượt...
+ Nhóm kỹ năng tương tác trong mối quan hệ : hoàn bình, hợp tác, chỉa sẻ, đồng cảm, biết ơn...
+ Nhóm kỹ năng bảo vệ bản thân: nhận diện những đồ vật có thể gây nguy hiểm ( kéo, ổ điện/phích cắm điện...), cách sử dụng ; nhận diện những khu vực có thể gây nguy hiểm ( ao hồ, giếng nước, đường đi...); phá hiện những tình huống không an toàn( hỏa hoạn, gặp người lạ...) các biểu hiện khi bị ốm và cách xử lý; số điện thoại khẩn cấp: 111,113,114,115và cách gọi)
- Quan tâm đến môi trường:
+ Kỹ năng sống hòa hợp vơi tự nhiên: hiểu, tôn trọng và chăm sóc môi trường, giữ gìn nguồn nước, tiết kiệm, nhận thức các vấn đề về môi trường.
+ Ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2. 100% giáo viên các lớp thực hiện có hiệu quả các chuyên đề.
2.3. Tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ được tích hợp ở tất cả các lĩnh vực trong chương trình giáo dục mầm non. Thực hiện các nội dung chủ yếu là lồng ghép thông qua các hoạt động
2.4. Thực hiện lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục:
- Lồng ghép hoạt đông chơi: thông qua trò chơi; chơi hoạt động ở các góc, trẻ thực hành;
- Lồng ghép qua hoạt đông học;
- Lồng ghép qua hoạt động đón trả ,trẻ;
- Lồng ghép qua tổ chức các hoạt động chăm sóc giấc ngủ, giờ ăn.vệ sinh cho trẻ.
- Lồng ghép qua tổ chức hoạt động dạo chơi, tham quan
- Lồng ghép qua tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ: Ngày hội đến trường; Vui trung thu; Ngày tết Nguyên Đán; Ngày tết Thiếu nhi (1/6); Ngày lễ ra trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
- Lồng ghép qua hoạt động lao động
2.5. Thông qua thực hiện lồng ghép vào các hoạt động nhằm giáo dục và phát triển cho trẻ những những tình cảm, kỹ năng xã hội cần thiết: có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người xung quanh; trẻ có khả năng nhận biết, thể hiện và kiểm soát được bản thân, chế ngự hành vi cá nhân tiêu cực, đồng cảm với mọi người xung quanh; trẻ có một số phẩm chất cá nhân,mạnh dạn, tự tin, tự lực, khiêm tốn, giản dị, trung thực; trẻ có một số kỹ nnăg sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chiwa sẻ, chấp nhận, chính kiến của người khác, yêu thương, trách nhiệm, khoan dung, đoàn kết. Thực hiện một số quy tắ , quy định trong sinh hoạt ở gia đình, truwòng lớp mầm non, cộng đồng gần gũi và nhận biết, có thái độ và hành vi bảo vệ môi trường xung quanh.
2.6 Hàng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, chăm sóc, giáo dục cho phù hợp.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Tổ chức triển khai các nội dung đã được Sở, Phòng Giáo dục –Đào tạo tập huấn năm học 2022-2023 đến tận 100% giáo viên trong nhà trường về các chuyên đề khác thực hiện trong năm học để giáo viên nắm vững về nội dung yêu cầu các chuyên đề, nghien cứu thực hiện lồng ghép phù hợp, linh hoạt vào các hoạt động giáo dục trong ngày, mọi lúc, mọi nơi cho trẻ. Tham gia học tập và rút kinh nghiệm cho chuyên đề do Phòng giáo dục - đào tạo tổ chức đúng thời gian, thành phần quy định.
2. Giáo viên các nhóm, lớp thực hiện lồng ghép nội dung các chuyên đề vào kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục chủ đề phù hợp để thực hiện và đề ra giải pháp sát thực tế tình hình của trẻ, của lớp, của trường nhằm đạt hiệu quả cao trong thực hiện.
3. Trong từng tháng, nhà trường lựa chọn và thực hiện một chuyên đề cụ thể, đánh giá xếp loại chuyên đề hàng tháng gắn với thực hiện quy chế chuyên môn.
4. Tích cực tuyền truyền cho phụ huynh cùng phối hợp các nội dung giáo dục để thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả.
5. Nhà trường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chuyên đề của giáo viên : thông qua quan sát, dự giờ hoạt động; qua trò chuyện giao tiếp với trẻ; sử dụng tình huống; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; trao đổi với phụ huynh và kịp thời rút kinh nghiệm trong qua trình thực hiện. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác triển khai, thực hiện chuyên đề gắn với sơ kết, tổng kết năm học của nhà trường.
Trên đây là kế hoạch thực hiện các chuyên đề năm học 2022 - 2023 của trường mầm non I, đề nghị các giáo viên nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch./.
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
Nơi nhận: - HT - TTCM; - Lưu: VT. |
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thùy Linh |
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
Bản quyền thuộc Trường mầm non 1
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn1.tphue.thuathienhue.edu.vn/