Mục tiêu của việc dạy dỗ một học trò là làm cho trò có khả năng thích nghi với việc không có người thầy "

Phương án

Cập nhật lúc : 15:31 28/02/2023  

PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI CÓ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON I Năm học: 2022-2023

PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON I

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do-Hạnh phúc

 
   

 


Huế, ngày    tháng   năm 2022

 

PHƯƠNG ÁN

XỬ LÝ KHI CÓ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN CHO TRẺ TẠI

TRƯỜNG MẦM NON I

Năm học: 2022-2023

 

Căn cứ Kế hoạch số 32/KH- PGDĐT ngày 23 tháng 9 năm 2022 về thực hiện công tác y tế trường học, bán trú, vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ tình hình thực tế tại trường, Trường Mầm non I năm học 2022 -2023, trường Mầm non I xây dựng phương án xử lý khi có ngộ độc thức ăn cho trẻ tại trường Mầm non I như sau:

I. Mục đích:

          - Nhằm bảo đảm cho an toàn cho các cháu khi ở trường, tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu và tổ chức chuyển viện kịp thời.

          - Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vào vào nhà trường.

          - Thông qua việc lập phương án chuyển viện khẩn cấp và quản lý các cháu khi có ngộ độc thực phẩm trong trường học để xác định rõ những điểm nguy hiểm, qua đó đặt ra những tình huống cần xử lý khi có ngộ độc thực phẩm để bố trí lực lượng, phương tiện chuyển viện khẩn cấp và quản lý các cháu, tổ chức huấn luyện diễn tập, chủ động xử lý kịp thời, hiệu quả.

          - Phương án chuyển viện khẩn cấp phải được định kỳ diễn tập để thuần thục cách xử lý các tình huống

II. Yêu cầu:

          - Thông tin, báo cáo kịp thời: Báo cáo tình hình ngộ độc cho quản lý các cấp để có biện pháp huy động bố trí lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời, hiệu quả.

          - Xử lý tốt sơ cấp cứu tại trường.

- Xử lý chuyển viện khẩn cấpHuy động phương tiện để chuyển ngay những học sinh bị nhiễm độc nặng đến bệnh viện gần nhất.

          - Xử lý duy trì, ổn định nề nếp hoạt động của nhà trường.

          - Nắm chắc danh sách trẻ có mặt tại trường, trẻ bị ngộ độc chuyển đến từng bệnh viện. Cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho gia đình trẻ được biết.

          - Hỗ trợ việc tổ chức điều tra của các cơ quan có chức năng.

III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG

1. Vị trí của trường:

Trường Mầm Non 1, tại địa chỉ số 17 Đống Đa, phường Phú Nhuận, thành phố Huế.

2. Thời điểm, dấu hiệu ngộ độc có nguy cơ cao:

          - Thời gian có thể xảy ra ngộ độc: sau giờ uống sữa buổi sáng, sau khi ăn trưa, trong giờ ngủ của trẻ, sau bữa ăn phụ. Từ 8giờ 00 đến 15 giờ 00

          - Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm cần báo động: Triệu chứng xảy ra đột ngột đau bụng, ói mửa, nhức đầu, hoa mắt, tiêu chảy sau khi ăn.

3. Bệnh viện – Trạm y tế phường gần trường:

- Trạm y tế phường Phú Nhuận:  điện thoại cấp cứu: 0888854654

          - Bệnh viện Trung ương Huế.

- Bệnh viện Đại học Y dược Huế

4. Nơi tiếp nhận trẻ ngộ độc trong trường:

          Phòng y tế trường Mầm non I:        

          - Có 1 tủ thuốc, giường bệnh, xô, thau và các dụng cụ về y tế.

          - Xử lý được những trường hợp so cứu xảy ra ngộ độc với số lượng từ 4 trẻ                - Diện tích 12m2      

5. Số điện thọai cần liên hệ khi có sự cố ngộ độc:

          a/ Số điện thọai nội bộ trường

          - Bà Phan Thị Uyên Chi - Hiệu trưởng - phụ trách chung: 0945 315 235

          - Bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Phó Hiệu trưởng: 0935 267 153

           - Bà Huỳnh Thị Diệu – Nhân viên kiêm Y tế nhà trường: 0787577404

           b/ Số điện thọai các đơn vị chức năng

          - Trạm y tế phường Phú Nhuận: 0234.3823203

                - Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – TT y tế phường Phú Nhuận: 0799455639

III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÓ NGỘ ĐỘC TRONG TRƯỜNG:

1.Giả định tình huống xảy ra với mức độ cao nhất: Có số lượng trẻ bị ngộ độc nhiều trên 40 trẻ, bị nhiễm ngộ độc nặng trên 25 trẻ cần chuyển viện.

2. Dự kiến những vấn đề phát sinh khi có trẻ bị ngộ độc trong nhà trường:

          - Khi một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường thường có nhiều trẻ bị ngộ độc và sẽ làm tâm lý lây lan ảnh hưởng đến nhiều trẻ khác.

          - Nếu không có biện pháp cách ly sớm sẽ xảy ra hiện tượng lây lan và khó phát hiện giữa các em bị nhiễm ngộ độc để có xử lý kịp thời; nhà trường sẽ phải tổ chức đưa tất cả các cháu vào bệnh viện để cấp cứu, dẫn đến quá tải tại bệnh viện, số lượng trẻ cần khám điều trị quá đông, gây ra tâm lý bất an chung khi phải chờ được khám. Trong khi đó, nếu trẻ bị nhiễm nặng không phát hiện sớm, không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

          - Khi có thông tin về trể bị ngộ độc, nhiều gia đình học sinh sẽ đến trường gây ra tình trạng hỗn loạn do bức xúc vì cho rằng quản lý của nhà trường yếu kém để xảy ra hiện tượng ngộ độc, sẽ có hành động cực đoan với nhà trường. Gia đình của học sinh nôn nóng tự chở trẻ đi đến bệnh viện, hay hoang mang lo lắng do không biết con em mình đã được chuyển đến bệnh viện nào. Có hiện tượng tràn ngập người vào bệnh viện để chăm sóc theo dõi hoặc tìm con em đang được điều trị.

          - Nhà trường, một mặt lo xử lý học sinh bị ngộ độc, mặt khác phải tiếp tục tổ chức quản lý, nhanh chóng ổn định để duy trì hoạt động đảm bảo việc chăm sóc, giáo dục, giữ an toàn, theo dõi, xem xét tình hình với số trẻ còn lại. Nhà trường còn phải làm việc với các cơ quan chức năng nhằm điều tra, xem xét việc xảy ra ngộ độc như cơ quan y tế về phòng dịch, điều tra công an, các cấp thẩm quyền

IV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÓ NGỘ ĐỘC TRONG TRƯỜNG:

1. Nhiệm vụ quản lý trẻ của nhà trường khi có ngộ độc xảy ra:

       Vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường lúc này là:

       2.1. Tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu và tổ chức chuyển viện kịp thời.

        2.2. Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà trường: Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh.

       2.3. Duy trì hoạt động bình thường hàng ngày của nhà trường, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, quản lý số trẻ còn ở lại trường

2. Phân công lực lượng và phương tiện cấp cứu tại chỗ:

       * Phân công lực lượng :

        a/ Điều hành chung : P. Hiệu trưởng phụ trách chung: điều hành các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức năng. Theo dõi và ghi nhận những báo cáo thông tin từ các cá nhân có liên quan.

       b/ Xử lý sơ cấp cứu tại trường, lập danh sách học sinh bị ngộ độc:

          - Bà Phan Thị uyên Chi – Hiệu trưởng

- Bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Phó Hiệu trưởng

          - Bà Huỳnh Thị Diệu - Nhân viên kiêm y tế

- Bà Lê Thị Thùy Trang - Kế toán

- Bà Hoàng Thị Thùy Trang –TT KA ( 5-6 tuổi)

- Bà Hoàng Hoài Giang –TT KB (4-5 tuổi)

- Bà Trương Thị Thanh Mỹ– TT KC (3-4 tuổi)

- Bà Trần Thị Bé – TT KD (24-36 tháng)

+ Theo dõi những trẻ bị mệt đưa xuống phòng y tế để xử lý. Lập danh sách trẻ bị ngộ độc, xử lý sơ cấp cứu.

          + Phối hợp với y, bác sĩ được tăng cường để sơ cấp cứu, phân loại trẻ bị nhiễm nặng, nhẹ để có tổ chức chuyển viện.

          + Phân công nhân viên trường đi theo xe chở trẻ chuyển viện.

          - Ghi nhận tình hình, báo cáo cho hiệu trưởng và phối hợp tốt cung cấp danh sách trẻ ngộ độc, trẻ chuyển viện cho bộ phận bảo vệ, bộ phận trực thông tin để kịp thời thông báo đến cha mẹ trẻ và các cơ quan chức năng.

           c/ Trực đưa trẻ chuyển viện cấp cứu: 

          + Trạm y tế phường

          + Trung tâm y tế dự phòng

          + Bệnh viện trung ương Huế

          + Bệnh viện Dại học Y dược Huế

          d/ Trực thông tin - Theo dõi tình hình học sinh trên lớp:

          + Bà: Nguyễn Thị Thùy Linh: Phó Hiệu trưởng CM có nhiệm vụ trực điện thoại.

          + Báo đến các đơn vi, cơ quan có chức năng về tình hình xảy ra ngộ độc: Phòng GD & ĐT TP Huế, Trạm Y tế phường,  bệnh viện, Công an, UBND phường.

          + Nhận thông tin các cháu đã được chuyển viện.

          + Thông tin đến các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức năng.

          e/ Tổ bảo vệ trực theo dõi tình hình an ninh trật tự toàn trường:

- Ông Nguyễn Duy Hoàng –  Nhân viên Bảo vệ

- Ông Nguyễn Văn Phước–  Nhân viên vệ sinh

          f/ Lập biên bản giao nhận lưu mẫu thực phẩm:

 Bà Huỳnh Thị Diệu: Tổ trưởng tổ nuôi – kiêm y tế

Chịu trách nhiệm cùng Trung tâm Y tế dự phòng xem xét lại quy trình nấu ăn của nhà bếp, ký giao nhận mẫu thức ăn lưu nghiệm.

       g/  Theo dõi quản lý trẻ bị ngộ độc và trẻ còn ở lại lớp:

Bà Nguyễn Thị Thùy Linh: Phó Hiệu trưởng và Giáo viên của các lớp.

       + Theo dõi những biểu hiện của học sinh bị mệt đưa các em xuống ngay phòng y tế để kịp thời xử lý .

       + Ổn định tình hình học sinh các lớp, quản lý tình hình, nế nếp chung nhà trường.

V. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC XỬ LÝ CỤ THỂ:

 1. Báo động và xử lý sơ cứu học sinh bị ngộ độc thực phẩm tại trường

Nội dung công việc

Địa điểm

Người phụ trách

Yêu cầu

1/Chuyển học sinh xuống phòng Y tế:

Phòng Y tế

Giáo viên của lớp

- Ghi chép vào sổ các trẻ của lớp được đưa xuống phòng Y tế để theo dõi.

2/ Xử lý sơ cấp cứu:

Phòng Y tế

- Bà Huỳnh Thị Diệu- nhân viên kiêm y tế trường Mầm non I

- Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – TT y tế phường Phú Nhuận

- Tiếp nhận và ghi vào sổ những trẻ đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ ban đầu khi xuống phòng y tế.

- Tổ chức sơ cấp cứu theo nghiệp vụ, phân loại mức độ nhiễm nặng hay nhẹ.

3/ Báo động có ngộ độc thực phẩm trong nhà trường:

Phòng Y tế

Bà Huỳnh Thị Diệu NV Y tế

- Báo cho Hiệu trưởng và xin tăng cường hỗ trợ cấp cứu khi có dấu hiệu trẻ bị ngộ độc nặng, số lượng từ 3 trẻ trở lên.

4/ Chuẩn bị thực hiện phương án giữ an ninh trật tự, chuyển viện cho học sinh

Văn phòng

Bà Nguyễn Thị Thùy Linh- PHT

- Phát lệnh báo có ngộ độc thực phẩm trong toàn trường và thực hiện phương án xử lý đã xây dựng.

 5/ Thông tin đến cơ sở y tế và các cấp có thẩm quyền:

Văn phòng

 Bà: Nguyễn Thị Thùy Linh- PHT

Bà Lê Thị Thùy Trang -  NV Kế toán

Gọi điện đến các cơ quan theo thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:

- Trạm Y tế phường

- TT Y tế dự phòng

-  Bệnh viện trung ương Huế

- Các nơi khác : Bệnh viên đại học y dược, trạm y tế

6/ Tăng cường nhân sự hỗ trợ sơ cấp cứu tại Phòng Y tế

Phòng học

Bà: Hoàng Thị Thùy Trang- Ban TTND

Bà: Phan Thị Như Hằng: phó CT CĐ

Bà: Hoàng Hoài Giang: CUV.

Điều hành chung việc sơ cứu tại chỗ

Tiếp nhận và ghi vào sổ những trẻ đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ ban đầu khi xuống phòng y tế.

- Hỗ trợ chăm sóc trẻ

- Dọn dẹp vệ sinh chung

7/ Tăng cường nhân sự hỗ trợ giữ an ninh trong trường.

Phòng Bảo vệ

Ông:Nguyễn Duy Hoàng: Bảo vệ

Gọi điện đến các cơ quan  thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:

- Công an phường

 - Công an thành phố.

             

 

2. Tổ chức chuyển viện cho trẻ bị ngộ độc nặng:

Nội dung công việc, địa điểm người phụ trách yêu cầu

Địa điểm

Người phụ trách

Yêu cầu

1/Phân loại trẻ bị ngộ độc:

Phòng học

Bà: Nguyễn Thị Thùy Linh: Phó hiệu trưởng và giáo viên.

Kết hợp với bác sĩ Trạm Y tế phường, lập danh sách phân loại trẻ bị ngộ độc nặng cần được chuyển viện (theo từng đợt, tại từng bệnh viện).

2/ Tổ chức chuyển viện

Phòng Y tế

Bà Huỳnh Thị Diệu NV kiêm Y tế

Trẻ bị ngộ độc nặng

3/ Lập danh sách trẻ chuyển viện và thông báo đến phụ huynh

- Nhân viên văn phòng.

- Phó hiệu trưởng

Bà: Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà Nguyễn Thị Thùy Linh

- Lập danh sách trẻ được chuyển viện

- Dán danh sách học sinh đã được chuyển viện ngoài cổng trường

  

3. Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà trường:

Nội dung công việc

Địa điểm

Người phụ trách

Yêu cầu

1.1 Chốt chặn cổng trường

Cổng trường

Ông Nguyễn Duy Hoàng – NV Bảo vệ

Ông Nguyễn Văn Phước – NV vệ sinh

- Phối hợp với công an, dân quân giữ trật tự, không để gia đình trẻ, người không có nhiệm vụ vào trường.

- Trực bảo vệ phải có danh sách trẻ chuyển viện để kịp thời thông báo, giải thích các cha mẹ học sinh bên ngoài muốn có thông tin các trẻ  bị ngộ độc.

1.2 Phân công hỗ trợ tại các bệnh viện

Các bệnh viện nơi có trẻ cấp cứu

 BGH, NVYT và các giáo viên

Chăm sóc học sinh, hỗ trợ nhân viên Y tế, khám và nắm thông tin sức khoẻ của từng học sinh báo cho nhân viên của trường tại bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Tổ chức duy trì hoạt động hàng ngày của nhà trường:

Nội dung công việc

Địa điểm

Người phụ trách

Yêu cầu

1/ Ổn định tại các lớp học và tổ chức duy trì hoạt động hàng ngày của lớp

Các lớp học

Giáo viên đang trực dạy lớp

- Giữ trật tự, không để người lạ vào lớp.

- Tiếp tục theo dõi học sinh trên lớp có dấu hiệu ngộ độc cho chuyển xuống lớp.

- Tổ chức quản lý lớp học theo lịch công tác. Ổn định tâm lý các trẻ ở lại lớp.

2/Theo dõi trẻ đang được điều trị tại bệnh viện:

Tại các bệnh viện

BGH, GV và phụ huynh

- Phụ trách chung việc quản lý  học sinh tại các bệnh viện: nắm chắc danh sách, tình hình diễn biến sức khoẻ của các trẻ. Theo dõi trẻ nằm ở phòng cấp cứu và được đưa lên các khoa  để điều trị

- Trực tiếp đến xử lý tại bệnh viện có trẻ bị nhiễm nặng.

- Báo cáo tình hình trẻ tại bệnh việc cho các bên liên quan

3/ Đưa các trẻ được điều trị từ bệnh viện về trường

Tại các bệnh viện

Giáo viên, nhân viên và phụ huynh

Đưa các trẻ đã đỡ được điều trị từ bệnh viện về trường

 5. Tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe học sinh

        Tiếp tục theo dõi trẻ còn đang nằm điều trị tại bệnh viện, Ban giám hiệu phải phân công  thay phiên nhau thường trực tại bệnh viện cho đến khi tất cả các trẻ cấp cứu ổn định sức khoẻ và được đưa về nhà.

Trên đây là Kế hoạch và các phương xử lý khi có ngộ độc xảy ra tại trường năm học 2022-2023 của Trường Mầm Non I. Đề nghị các thành viên trong BGH và tập thể CBGVNV nghiêm túc thực hiện để đảm bảo thực hiện đúng các bước theo kế hoạch khi có ngộ độc xảy ra./.

 

TM. BAN CHỈ HUY PCTT, TKCN

 TRƯỞNG BAN/ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 454

Các tin khác