Học tập là một việc suốt đời ''
ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Phương án
PHƯƠNG ÁN Phòng, chống dịch bệnh trong trường Mầm Non I Năm học: 2022-2023
PHÒNG GD & ĐTTP HUẾ TRƯỜNG MẦM NON I |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Huế, ngày 29 tháng 8 năm 2022 |
PHƯƠNG ÁN
Phòng, chống dịch bệnh trong trường Mầm Non I
Năm học: 2022-2023
Thực hiện Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, ngày12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học;
Thực hiện Công văn số 883/PGD&ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Huế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong ngành giáo dục thành phố;
Căn cứ vào kế hoạch năm học 2022 - 2023 Trường Mầm non I xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh năm học 2022-2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Nâng cao nhận thức cho CBGVNV và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh để nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại trường, phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra trong trường.
II. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THƯỜNG XUYÊN
+ Tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:
+ Rửa tay sạch: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hoặc chùi mũi.
+ Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy.
+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ cho trẻ cân đối theo phần mềm dinh dưỡng
II. PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
1 Trường hợp có ca nghi ngờ mắc bệnh.
Tuân thủ theo quy định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch.
Yêu cầu phụ huynh đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế để xác định bệnh, cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi bệnh.
Thực hiện nghiêm túc các biện pháp cách ly đối với trẻ nghi ngờ mắc bệnh lây nhiễm (chuẩn bị phòng, giường cách ly, đồ dùng cá nhân, khẩu trang y tế...), xử lý kịp thời các biện pháp dập dịch.
Liên hệ Trung tâm y tế phường Phú Nhuận định kỳ và đột xuất phun thuốc diệt khuẩn (thuốc tẩy trùng Cloramin B) trong quá trình chống dịch.
* Lớp học:
Giáo viên tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch của nhà trường tổng vệ sinh theo lịch.
Nắm các kiến thức về cách nhận biết, biểu hiện, cách phòng chống các loại bệnh.
Thực hiện thường xuyên chế độ vệ sinh cá nhân trẻ như: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. Thực hiện đúng các quy định về VSATTP khi cho trẻ ăn uống.
Hằng ngày thực hiện vệ sinh môi trường, thông thoáng phòng học, lau chùi nền nhà, bề mặt đồ dùng, vật dụng sinh hoạt, đồ chơi các cháu bằng các chất tẩy rửa thông thường.
Vệ sinh đồ dùng cá nhân trẻ như rửa ca cốc, giặt khăn mặt của trẻ hằng ngày bằng xà phòng, giặt gối, giường ngủ của trẻ 1 lần/ tuần.
Khi GV- NV, các cháu có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng,... phải báo cho nhà trường và y tế trường để có biện pháp theo dõi, phòng chống kịp thời nếu có dịch xẩy ra.
Động viên, giải thích cho phụ huynh phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để nâng cao hiệu quả của việc phòng chống dịch bệnh
Kiểm tra tình trạng sức khỏe trẻ trước khi đón trẻ. Không nhận trẻ đang ốm vào lớp.
Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ thực hiện thường xuyên và có kỹ năng thao tác vệ sinh cá nhân, có thói quen che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi, rửa tay bằng xà phòng, dùng đúng đồ dùng cá nhân của mình.
Giữ ấm cơ thể cho trẻ, cho trẻ đi dép trong lớp, giáo viên sử dụng nước ấm vệ sinh cho trẻ khi trẻ đi vệ sinh, nhắc nhở phụ huynh đeo khẩu trang cho trẻ, vệ sinh khẩu trang thường xuyên.
2. Bếp ăn:
Thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp phẩm bảo đảm trong mùa dịch
Luôn giữ môi trường bếp ăn đảm bảo vệ sinh, thông thoáng, sạch sẽ.
Sử dụng và chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, không nhận thực phẩm đông lạnh sử dụng nguồn nước sạch, kiểm tra nguồn thực phẩm an toàn sau khi trẻ đi học trở lại.
Nhân viên cấp dưỡng phải sử dụng đồ bảo hộ, khẩu trang khi chế biến và chia thức ăn cho trẻ.
3. Bộ phận vệ sinh bán trú:
Sân vườn phải được quét dọn hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ, không ứ đọng rác và vật dụng gây đọng nước, xử lý rác hàng ngày, khơi thông rãnh thoát nước 1 tuần / lần.
Các thùng rác phải để đúng nơi quy định, xa nguồn nước, xa lớp học và bếp ăn. Thùng rác phải có nắp đậy kín.
Thả cá nhỏ vào các bể nước, bể trồng cây hoa ở sân trường.
4. Công tác tuyên truyền:
Tổ chức tập huấn triển khai tuyên truyền, hướng dẫn cho CBGVNV cách phòng chống các dịch bệnh gây ra. Bồi dưỡng kiến thức VSATTP để CBGVNV thực hiện hằng ngày và tuyên truyền cho phụ huynh về dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong mùa dịch
Tuyên truyền rộng rãi cho phụ huynh các cách phòng chống dịch bệnh trong các đợt cao điểm của bệnh thông qua các bản tin ở góc tuyên truyền các lớp, bản tin, trang web của trường...
5. Công tác kiểm tra, báo cáo:
Thường xuyên kiểm tra việc phòng chống dịch bệnh ở các lớp học, vệ sinh đồ dùng cá nhân trẻ theo quy định.
Kiểm tra nề nếp vệ sinh cá nhân trẻ như lau mặt, chải răng, rửa tay bằng xà phòng hàng ngày.
Các lớp phải thực hiện nghiêm túc việc báo cáo tình hình trẻ đau ốm hàng ngày với y tế trường để có biện pháp xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra.
Quản lý và kiểm tra chặt chẽ khâu nhập thực phẩm đảm bảo đúng quy định VSATTP đạt chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng và có chứng nhận kiểm dịch thú y như các loại thịt, trứng gia cầm...
6. Chuẩn bị trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch
Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất:
- Khẩu trang cho CBGVNV; Cồn 70- 90 độ: 2 lít; Vôi bột: 2 kg; Cloramin B 25%: 4kg; Khăn lau mặt cho trẻ; Nước tẩy rửa thông thường: cấp theo định kỳ hàng tháng.
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI CÓ TRẺ BỊ MẮC BỆNH DỊCH:
1. Tổ chức tốt việc xử lý ban đầu:
Kiểm tra thân nhiệt của phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ; nhắc nhở phụ huynh đeo khẩu trang khi đến trường đưa và đón trẻ.
Kiểm tra thân nhiệt của trẻ vào giờ đón trẻ
Trong giờ học nếu phát hiện thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi giáo viên nhanh chóng đưa trẻ xuống phòng y tế.
Nhân viên y tế tiếp nhận trẻ và thực hiện các biện pháp cách ly trẻ bệnh để hạn chế tình trạng lây lan.
Báo cáo với Hiệu trưởng, BGH tình hình dịch bệnh và xin ý kiến chỉ đạo.
Báo ngay với phụ huynh đưa trẻ đến trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe khám xác định và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.
Lập danh sách trẻ bị mắc bệnh tại trường.
Tẩy trùng toàn bộ phòng y tế, lớp học, đồ dùng đồ chơi của trẻ, của GV tại lớp đó bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B 25%.
Báo cáo lên Ban chống dịch cấp trên để có hướng xử lý tiếp theo.
Công tác báo cáo, theo dõi:
Ghi nhận tình hình, báo cáo kịp thời cho hiệu trưởng
Thông báo đến các cơ quan chức năng như Trạm y tế phường, Trung tâm y tế dự phòng, Phòng GD & ĐT… tình hình dịch bệnh tại trường.
Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tiến hành dập dịch tại trường
Tiếp tục theo dõi sát tình hình sức khỏe trẻ toàn trường và các trẻ đang được điều trị. Yêu cầu PH các trẻ mắc bệnh dịch cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi bệnh.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD Huế (để báo cáo);
- Các khối - tổ;
- Lưu VT.
Số lượt xem : 1868