Học sinh là điểm tựa là cảm hứng của thầy cô giáo''

Phương án

Cập nhật lúc : 15:21 28/02/2023  

CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

 A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. Vị trí địa lý:

- Trường Mầm non I nằm trên đường Đống Đa thuộc địa phận phường Phú Nhuận, Tp Huế. Cơ sở cách đơn vị Phòng Cảnh sát PC&CC khoảng  600m.

II. Giao thông bên trong và bên ngoài:

2.1. Giao thông bên trong:

+ Cơ sở có 2 dãy nhà chính

Dãy nhà 2 tầng bố trí 03 cầu thang bộ thoát nạn phân tán trong công trình với 1 cầu thang chính vế thang rộng 2m đảm bảo theo TCVN 2622-1995, 2 cầu thang phụ vế thang rộng 1m.

Dãy nhà 3 tầng bố trí 02 cầu thang bộ thoát nạn phân tán trong công trình với 1 cầu thang chính vế thang rộng 2m đảm bảo theo TCVN 2622-1995, 1 cầu thang phụ vế thang rộng 1m, 1 cầu nối với tầng 2 dãy nhà 2 tầng rộng 2m.

+ Hành lang các tầng thông suốt đến cầu thang bộ thoát nạn rộng 2m đảm bảo thoát nạn khi có sự cố xảy ra.

+ Sân bãi rộng rãi đảm bảo xe chữa cháy có thể tiếp cận cơ sở và triển khai đội hình chữa cháy dễ dàng.

  2.2. Giao thông bên ngoài

- Trường Mầm non I nằm trên trục đường Đống Đa, đây là tuyến đường có kích thước rộng, thuận tiện cho việc triển khai các hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Từ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đến Trường Mầm non I  khoảng 600m qua các tuyến đường sau:

* Tuyến đường 1: Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (đường Nguyễn Tri Phương) à đường Lý Thường Kiệt à đường Đống Đa à Cơ sở.

* Tuyến đường 2: Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (đường Nguyễn Tri Phương) à đường Bến Nghé à đường Hùng Vương à đường Đống Đaà Cơ sở.

** Chú ý:  đây là các tuyến đường giao thông chính trong Thành phố, lưu lượng người đi lại đông, nhất là vào các giờ cao điểm. Xe CNCH hoạt động bình thường trong mọi điều kiện thời tiết (ngoại trừ đường bị ngập nước, gió bão lớn...).      

III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ:

1. Tính chất hoạt động:

- Tính chất, công năng sử dụng: Là nơi làm việc, giảng dạy và học tập của cán bộ giáo viên và học sinh của Trường Mầm non I. Trường hiện có 20 lớp, 558  học sinh, 62 cán bộ giáo viên, cán bộ công nhân viên.

- Quy trình hoạt động: bắt đầu từ 6h30 đến 17h00 giờ các ngày trong tuần (trừ thứ bảy và chủ nhật).

2. Đặc điểm kiến trúc xây dựng của từng hạng mục

Diện tích toàn cơ sở: khoảng 5903m2 trong đó diện tích xây dựng khoảng 2390m2 được xây dựng 03 tầng với đặc điểm kiến trúc như sau:

a. Kết cấu xây dựng chung:

+ Cơ sở được xây dựng gồm 1 dãy nhà 03 tầng và 1 dãy nhà 2 tầng kiên cố bằng các vật liệu không cháy và khó cháy với tường xây gạch trát vữa xi măng, cột dầm chịu lực bằng bê tông cốt thép, có bậc chịu lửa I, II.

+ Tầng 01dãy nhà 02 tầng: bố trí 01 nhà bếp, 1 phòng kế toán, 1 phòng PHT, 09 phòng học diện tích mỗi phòng khoảng 50m2.

+ Tầng 02 dãy nhà 02 tầng: Bố trí 1 phòng HT, 1 phòng hội trường và 06 phòng học, diện tích mỗi phòng khoảng 50m2

+ Tầng 01 dãy nhà 3 tầng: bố trí 02 học diện tích 71m2

+ Tầng 02 dãy nhà 3 tầng: bố trí 02 học, 1 phòng chức năng, diện tích 71m2

+ Tầng 03 dãy nhà 3 tầng: bố trí 03 phòng chức năng, diện tích 71m2

- Cơ sở xây có bố trí hành lang, thông thoáng và nối thông suốt đến 2 cầu thang bộ thoát nạn.

- Chất cháy chủ yếu: Chăn, các thiết bị điện, dụng cụ học tập, khí gas…

- Hệ thống điện: Hệ thống điện đi âm tường, có các thiết bị bảo vệ như automat cho từng phòng, từng tầng và toàn bộ cơ sở.

Các lối đi hành lang, cầu thang bộ, lối thoát nạn đảm bảo thông thoáng, đồng thời đã trang bị lắp đặt hệ thống các đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn lối thoát nạn, đảm bảo thuận lợi di chuyển thoát nạn cũng như công tác triển khai lực lượng phương tiện CNCH đạt hiệu quả cao.

3. Dự báo, đánh giá các nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người, phương tiện, tài sản khi sự cố, tai nạn xảy ra.

- Bên trong cơ sở có thể xảy ra các tai nạn sự cố sập đổ công trình có thể do một số nguyên nhân sau đây:

+ Do sự tác động của các yếu tố tự nhiên: các hiện tượng như sét đánh, động đất, giông bão, lũ lụt… làm cho công trình bị sập đổ… Đó là trường hợp mà những tải trọng sinh ra bởi các yếu tố tự nhiên vượt quá khả năng chịu tải theo thiết kế của công trình dẫn tới sụp đổ.

+ Do nổ: bên trong cơ sở có khu vực ăn uống sử dụng nhiên liệu chính là gas. Khi nổ gas sẽ nhanh chóng giải phóng năng lượng bao gồm âm thanh, nhiệt và ánh sáng và sóng áp suất truyền tốc độn nhanh dẫn đến làm hỏng các kết cấu, cấu trúc của công trình

+ Do cháy: Khi xảy ra cháy sẽ sinh ra một nhiệt lượng lớn nung nóng các cấu kiện xây dựng, đến một thời gian nhất định sẽ làm cho các cấu kiện chịu lực chính của công trình bị biến dạng, mất khả năng chịu lực dẫn đến sụp đổ một bộ phận của công trình hoặc sập đổ hoàn toàn công trình.

+ Do khi thiết kế tính toán khả năng chịu lực của kết cấu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

+ Do trong quá trình sử dụng nhà và công trình không đúng quy trình, quy phạm, không đúng thiết kế, sử dụng vượt tải, không đúng công năng, sửa chữa thay đổi kết cấu… có thể tạo ra những tải trọng vượt quá thực tế vượt quá so với tải trọng đã dụ tính trong khi thiết kế.

- Khi xảy ra sự cố, tai nạn dễ làm cho các CBCV bị hoảng loạn, một người bị hoảng loạn sẽ làm cho những người khác hoảng loạn theo dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy tạo ra sự chuyển động hỗn loạn. Khi chuyển động hỗn loạn xảy ra nạn nhân sẽ khó thoát ra ngoài được và có thể dẫm đạp lên nhau dẫn đến bị thương hoặc tử vong.

IV. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:

1. Tổ chức lực lượng:

Trường Mầm non I đã thành lập đội PCCC&CNCH cơ sở gồm 13 người do Bà Phan Thị Uyên Chi làm Đội trưởng.

Khi có lệnh cần sơ tán, chỉ huy cứu nạn cứu hộ ngay lập tức báo động bằng cách dùng bộ đàm hoặc điện thoại thông báo nhanh về vụ việc cho cán bộ công nhân viên Đội PCCC cơ sở; sau đó dùng các thiết bị được trang bị tại chỗ và huy động mọi người tham gia ứng cứu. Cán bộ công nhân viên lễ tân có nhiệm vụ báo cáo với BCH CNCH tại chỗ để nhanh chóng triển khai lực lượng sơ tán phụ huynh, trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên khỏi khu vực cần sơ tán.

Khi phát hiện có người bị nạn cần được sơ cấp cứu ban đầu, nếu thấy cần thiết phải đưa nạn nhân lên tuyến trên để kịp thời cứu chữa. Phải phối hợp với lực lượng chuyên nghiệp trong tổ chức cứu người và sơ tán tài sản của đơn vị.

        2. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ:

- Trường Mầm non I đã có sự phân công trách nhiệm trong việc ứng trực bảo vệ, xử lý các tình huống tai nạn, sự cố, cụ thể như sau:

+ Ban ngày: lực lượng thường trực thường xuyên có 13 người.

+ Ban đêm: có 01 người (bảo vệ).

  V. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở:

Stt

Phương tiện dụng cụ chữa cháy

Số lượng

Chất lượng

Ghi chú

1

Máy bơm chữa cháy Tohatsu

01

Hỏng

 

2

Vòi chữa cháy

04 cuộn

Hỏng

 

3

Nội quy, tiêu lệnh PCCC

02 bộ

Tốt

 

4

Tiêu lệnh PCCC

02 bộ

Tốt

 

5

Bình bột chữa cháy MFZ8

10 bình

Còn đủ áp suất hoạt động bình thường

Trang bị 2017

6

Bình bột chữa cháy MFZ8

7 bình

Không đủ áp suất

 

7

Biển báo cháy

01 cái

Tốt

 

8

Xô múc nước các loại

45 cái

Tốt

 

9

Bình bột báo cháy xe đẩy MSZ35

02 bình

Tốt

Mới 3/2018

10

Máy bơm chữa cháy

01

Tốt

Tháng 5/2022

11

Vòi chữa cháy

04 cuộn

Tốt

Tháng 5/2022

12

Bĩnh chưa cháy dạng C02

08

Tốt

Tháng 5/2022

13

Bĩnh chưa cháy dạng bột

19

Tốt

Tháng 5/2022

 

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN

I. Phương án xử lý tình huống cứu nạn, cứu hộ phức tạp nhất

1. Giả định tình huống sự cố, tai nạn:

a. Thời gian xảy ra sự cố: Vào lúc 09 giờ 00 phút.

b. Địa điểm xảy ra sự cố: tại khu vực bếp tầng 3.

c. Nguyên nhân sự cố: do ống dẫn gas tại khu vực bếp bị chuột cắn dẫn đến rò rỉ khí gas, lượng khí gas bị rò rỉ lớn kết hợp với ôxi trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy. Tại thời điểm này, các thiết bị báo rò rỉ khí gas bị hỏng, đang trong quá trình sửa chửa, một cán bộ công nhân viên bếp đã vô tình bật bếp tạo ra tia lửa điện kết hợp với lượng hỗn hợp cháy gây nổ khu vực bếp (điều kiện gây nổ là khi nồng độ chất cháy (gas) lớn hơn nồng độ chất oxy hóa kết hợp với tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao phù hợp thì sẽ gây nổ). Do ảnh hưởng dư chấn của vụ nổ, các trang thiết bị, vật dụng tại các tầng bị đổ sập và các mảng trần bêtông rơi xuống sàn, gương và gạch sàn nhà bị vỡ vụn.

d. Đánh giá tình huống xảy ra sự cố:

-  Tại thời điểm xảy ra sự việc, có khoảng 30 người, trong đó: có 25 người bị thương nhẹ do bị các trang thiết bị, vật dụng đè lên người một phần, 05 người bị thương nặng và chôn vùi dưới đống cấu kiện, mảng trần bê tông sụp đổ.

- Trong thời gian đầu bị vùi lấp dưới đống đổ nát, bị kẹt bởi các cấu kiện xây dựng nạn nhân rất đau đớn, bị hoảng loạn tinh thần, la hét, gọi to sau đó sẽ đuối sức nhanh chóng có thể dẫn đến ngạt xỉu, lúc này cần trấn an tinh thần cho nạn nhân.

- Sự cố xảy ra yêu cầu lực lượng CNCH cơ sở nhanh chóng tiến hành cứu người bị nạn đồng thời báo ngay cho lực lượng CNCH chuyên nghiệp qua số điện thoại 114 để đến tiến hành công tác cứu người bị nạn ra khỏi đống đổ nát.

2. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ:

* Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ:

2.1. Nhiệm vụ của người chỉ huy (lúc này người chỉ huy là Hiệu trưởng Trường Mầm non I):

- Chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ ban đầu.

- Nắm bắt tình hình sự cố, phân công nhiệm vụ cho các tổ tham gia cứu nạn, cứu hộ.

+ Phân công nhiệm vụ cho tổ trinh sát vào bên trong cơ sở nắm bắt diễn biến vụ việc và cứu người bị nạn.

+ Quyết định áp dụng các biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ phù hợp để cứu người bị thương và tổ chức hướng dẫn thoát nạn cho người bị nạn.

- Kiểm tra phương tiện, thiết bị dùng cho việc CNCH và trang phục hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên thực hiện nhiệm vụ CNCH.

+ Tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Khi lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đến hiện trường, nhanh chóng báo cáo tình hình diễn biến vụ việc và bàn giao quyền chỉ huy CNCH lại cho Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.

- Tổ chức khắc phục sau khi giải quyết xong tai nạn, sự cố và rút kinh nghiệm vụ CNCH.

2.2. Nhiệm vụ của tổ trinh sát

- Thành lập 01 tổ trinh sát gồm 04 người, mang các phương tiện bảo hộ cá nhân, thực hiện một số nhiệm vụ sau:

+ Tìm kiếm xác định vị trí người bị nạn mắc kẹt ở bên trong cơ sở, số lượng người bị mắc kẹt, tình trạng nạn nhân, trấn an tinh thần cho người bị nạn tổ chức sơ cấp cứu các nạn nhân khi đã tiếp cận được nạn nhân, hướng dẫn, hỗ trợ người bị nạn thoát nạn ra ngoài.

+ Xác định các mối nguy hiểm đe dọa bên trong và các hướng thoát nạn an toàn; xác định vị trí xảy ra tai nạn và nguy cơ sụp đổ của các cấu kiện xây dựng.

+ Tổ chức trinh sát liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ.

+ Thường xuyên báo cáo tình hình cho chỉ huy CNCH.

2.3. Nhiệm vụ của tổ CNCH:

2.3.1. Tổ chức hướng dẫn thoát nạn:

Thành lập 1 tổ gồm 03 người thực hiện nhiệm vụ sau:

- Sử dụng hệ thống âm thanh, các phương tiện hỗ trợ tổ chức trấn an tinh thần người bị nạn, hướng dẫn người bị nạn di chuyển về các địa điểm an toàn do chỉ huy xác định.

- Hướng dẫn thoát nạn theo các hướng như sau:

+ Thực hiện các biện pháp hướng dẫn thoát nạn gián tiếp đối với những người còn tỉnh thoát nạn thông qua các lối thoát nạn, trường hợp có người bị nạn bị thương nặng hoặc bị ngất thì thực hiện các động tác cứu người trực tiếp như: cõng, vác, khiêng, kiệu, bế... hoặc sử dụng cáng cứu thương để di chuyển người bị nạn đến khu vực an toàn.

- Thực hiện các yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.

2.3.2. Tổ cứu nạn, cứu hộ (06 người)

- Cần nắm rõ số giáo viên, học sinh đang ở trên các khu vực để rà soát và chủ động hướng dẫn các nạn nhân còn bị mắc kẹt bên trong cơ sở thoát ra đến vị trí an toàn.

- Đối với những người bị tâm lý yếu (bị ngất xỉu,…) không tự di chuyển được phải tổ chức cõng, khiêng,… ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Sử dụng phương tiện hỗ trợ tiến hành cứu người bị nạn đồng thời loại bỏ một số cấu kiện xây dựng phục vụ cho việc thoát nạn.

2.4. Nhiệm vụ của tổ bảo vệ (03 người)

- Phát hiện sự cố nhanh chóng gọi điện báo cho Hiệu trưởng Trường Mầm non Bích Trúc, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH qua số điện thoại 114, ngắt điện toàn bộ khu vực cơ sở.

- Sử dụng các dãy băng khoanh vùng không để người không có trách nhiệm vào khu vực xảy ra sự cố. Đảm bảo an ninh trật tự khu vực xảy ra sự cố, ngăn ngừa không để kẻ xấu lợi dụng tình hình phức tạp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với các tổ di chuyển người bị nạn, tài sản đến khu vực an toàn; tổ chức sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn và đưa người bị nạn đến trung tâm y tế nơi gần nhất.

- Tổ chức đón và hướng dẫn cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tiếp cận hiện trường nhanh chóng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

- Bảo vệ hiện trường phục vụ công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường.

2.5. Nhiệm vụ của tổ hậu cần (02 người):

- Nhanh chóng sơ cấp cứu người bị thương trong quá trình cứu nạn cứu hộ và phối hợp với lực lượng y tế đưa người bị nạn đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.

- Đảm bảo công tác hậu cần như nước uống, thức ăn... nếu thời gian CNCH kéo dài.

2.6. Nhiệm vụ của tổ y tế (02 người):

- Tổ chức sơ cấp cứu, đưa người bị nạn đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.

3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện xử lý tình huống phức tạp nhất

(Có sơ đồ kèm theo)

4. Nhiệm vụ của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến hiện trường để cứu nạn, cứu hộ.    

- Bàn giao nhiệm vụ chỉ huy CNCH cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp;

- Có trách nhiệm báo cáo tình hình vụ tai nạn, sự cố cho chỉ huy CNCH chuyên nghiệp;

- Tham gia chỉ huy CNCH đạt hiệu quả cao nhất;

- Tham gia điều tra, xác định nguyên nhân vụ tai nạn, sự cố.

 

 

 

II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐẶC TRƯNG:

1. Tình huống 1:

1.1. Giả định tình huống CNCH:

a. Thời gian xảy ra sự cố: Vào lúc 14 giờ 30 phút.

b. Địa điểm xảy ra sự cố: tại khu vực văn phòng.

c. Nguyên nhân sự cố: do công trình xuống cấp kết hợp với quá trình sửa chữa, thay đổi công năng vượt quá trọng tải cho phép làm cho mảng bê tông, mái tôn trên trần bị rơi xuống.

d. Đánh giá tình huống xảy ra sự cố:

-  Tại thời điểm xảy ra sự việc, có khoảng 10 người là cán bộ giáo viên trong cơ sở, trong đó: có 08 người bị thương nhẹ do bị các trang thiết bị, vật dụng đè lên người một phần, 02 người bị thương nặng và chôn vùi dưới đống cấu kiện, mảng trần bêtông sụp đổ đè lên người...

- Trong thời gian đầu bị vùi lấp dưới đống đổ nát, bị kẹt bởi các cấu kiện xây dựng nạn nhân rất đau đớn, bị hoảng loạn tinh thần, la hét, gọi to sau đó sẽ đuối sức nhanh chóng có thể dẫn đến ngạt xỉu, lúc này cần trấn an tinh thần cho nạn nhân.

- Sự cố xảy ra yêu cầu lực lượng CNCH cơ sở nhanh chóng tiến hành cứu người bị nạn đồng thời báo ngay cho lực lượng CNCH chuyên nghiệp qua số điện thoại 114 để đến tiến hành công tác cứu người bị nạn ra khỏi đống đổ nát.

1.2. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ:

* Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ:

1.2.1. Nhiệm vụ của người chỉ huy (lúc này người chỉ huy là Hiệu trưởng Trường Mầm non I):

- Chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ ban đầu.

- Nắm bắt tình hình sự cố, phân công nhiệm vụ cho các tổ tham gia cứu nạn, cứu hộ.

+ Phân công nhiệm vụ cho tổ trinh sát vào bên trong cơ sở nắm bắt diễn biến vụ việc và cứu người bị nạn.

+ Quyết định áp dụng các biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ phù hợp để cứu người bị thương và tổ chức hướng dẫn thoát nạn cho người bị nạn.

- Kiểm tra phương tiện, thiết bị dùng cho việc CNCH và trang phục hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên thực hiện nhiệm vụ CNCH.

+ Tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Khi lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đến hiện trường, nhanh chóng báo cáo tình hình diễn biến vụ việc và bàn giao quyền chỉ huy CNCH lại cho Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.

- Tổ chức khắc phục sau khi giải quyết xong tai nạn, sự cố và rút kinh nghiệm vụ CNCH.

1.2.2. Nhiệm vụ của tổ trinh sát

- Thành lập 01 tổ trinh sát gồm 04 người, mang các phương tiện bảo hộ cá nhân, thực hiện một số nhiệm vụ sau:

+ Tìm kiếm xác định vị trí người bị nạn mắc kẹt ở bên trong cơ sở, số lượng người bị mắc kẹt, tình trạng nạn nhân, trấn an tinh thần cho người bị nạn tổ chức sơ cấp cứu các nạn nhân khi đã tiếp cận được nạn nhân, hướng dẫn, hỗ trợ người bị nạn thoát nạn ra ngoài.

+ Xác định các mối nguy hiểm đe dọa bên trong và các hướng thoát nạn an toàn; xác định vị trí xảy ra tai nạn và nguy cơ sụp đổ của các cấu kiện xây dựng.

+ Tổ chức trinh sát liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ.

+ Thường xuyên báo cáo tình hình cho chỉ huy CNCH.

1.2.3. Nhiệm vụ của tổ CNCH:

a. Tổ chức hướng dẫn thoát nạn:

Thành lập 1 tổ gồm 03 người thực hiện nhiệm vụ sau:

- Sử dụng hệ thống âm thanh, các phương tiện hỗ trợ tổ chức trấn an tinh thần người bị nạn, hướng dẫn người bị nạn di chuyển về các địa điểm an toàn do chỉ huy xác định.

- Hướng dẫn thoát nạn theo các hướng như sau:

+ Thực hiện các biện pháp hướng dẫn thoát nạn gián tiếp đối với những người còn tỉnh thoát nạn thông qua các lối thoát nạn, trường hợp có người bị nạn bị thương nặng hoặc bị ngất thì thực hiện các động tác cứu người trực tiếp như: cõng, vác, khiêng, kiệu, bế... hoặc sử dụng cáng cứu thương để di chuyển người bị nạn đến khu vực an toàn.

- Thực hiện các yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.

b. Tổ cứu nạn, cứu hộ (06 người)

- Cần nắm rõ số giáo viên, học sinh đang ở trên các khu vực để rà soát và chủ động hướng dẫn các nạn nhân còn bị mắc kẹt bên trong cơ sở thoát ra đến vị trí an toàn.

- Đối với những người bị tâm lý yếu (bị ngất xỉu…) không tự di chuyển được phải tổ chức cõng, khiêng,… ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Sử dụng phương tiện hỗ trợ tiến hành cứu người bị nạn đồng thời loại bỏ một số cấu kiện xây dựng phục vụ cho việc thoát nạn.

c. Nhiệm vụ của tổ bảo vệ (02 người)

- Phát hiện sự cố nhanh chóng gọi điện báo cho Hiệu trưởng Trường Mầm non Bích Trúc, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH qua số điện thoại 114, ngắt điện toàn bộ khu vực cơ sở.

- Sử dụng các dãy băng khoanh vùng không để người không có trách nhiệm vào khu vực xảy ra sự cố. Đảm bảo an ninh trật tự khu vực xảy ra sự cố, ngăn ngừa không để kẻ xấu lợi dụng tình hình phức tạp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với các tổ di chuyển người bị nạn, tài sản đến khu vực an toàn; tổ chức sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn và đưa người bị nạn đến trung tâm y tế nơi gần nhất.

- Tổ chức đón và hướng dẫn cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tiếp cận hiện trường nhanh chóng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

- Bảo vệ hiện trường phục vụ công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường.

d. Nhiệm vụ của tổ hậu cần (02 người):

- Nhanh chóng sơ cấp cứu người bị thương trong quá trình cứu nạn cứu hộ và phối hợp với lực lượng y tế đưa người bị nạn đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.

- Đảm bảo công tác hậu cần như nước uống, thức ăn,... nếu thời gian CNCH kéo dài.

e. Nhiệm vụ của tổ y tế (02 người):

- Tổ chức sơ cấp cứu, đưa người bị nạn đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.

1.3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện xử lý tình huống phức tạp nhất

(Có sơ đồ kèm theo)

1.4. Nhiệm vụ của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến hiện trường để cứu nạn, cứu hộ.  

- Bàn giao nhiệm vụ chỉ huy CNCH cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp;

- Có trách nhiệm báo cáo tình hình vụ tai nạn, sự cố cho chỉ huy CNCH chuyên nghiệp;

- Tham gia chỉ huy CNCH đạt hiệu quả cao nhất;

- Tham gia điều tra, xác định nguyên nhân vụ tai nạn, sự cố.

 

2. Tình huống 2:

2.1. Giả định tình huống CNCH:

a. Thời gian xảy ra sự cố: Vào lúc 14 giờ 30 phút.

b. Địa điểm xảy ra sự cố: tại phòng học tầng 2.

c. Nguyên nhân sự cố: do công trình xuống cấp kết hợp với quá trình sửa chữa, thay đổi công năng vượt quá trọng tải cho phép làm cho mảng bê tông, mái tôn trên trần bị rơi xuống.

d. Đánh giá tình huống xảy ra sự cố:

- Tại thời điểm xảy ra sự việc, có khoảng 20 người là giáo viên và học sinh, trong đó: có 18 người bị thương nhẹ do bị các trang thiết bị, vật dụng đè lên người một phần, 02 người bị thương nặng và chôn vùi dưới đống cấu kiện, mảng trần bê tông sụp đổ đè lên người...

- Trong thời gian đầu bị vùi lấp dưới đống đổ nát, bị kẹt bởi các cấu kiện xây dựng nạn nhân rất đau đớn, bị hoảng loạn tinh thần, la hét, gọi to sau đó sẽ đuối sức nhanh chóng có thể dẫn đến ngạt xỉu, lúc này cần trấn an tinh thần cho nạn nhân.

- Sự cố xảy ra yêu cầu lực lượng CNCH cơ sở nhanh chóng tiến hành cứu người bị nạn đồng thời báo ngay cho lực lượng CNCH chuyên nghiệp qua số điện thoại 114 để đến tiến hành công tác cứu người bị nạn ra khỏi đống đổ nát.

2.2. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ:

* Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ:

2.2.1. Nhiệm vụ của người chỉ huy (lúc này người chỉ huy là Hiệu trưởng Trường Mầm non I):

- Chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ ban đầu.

- Nắm bắt tình hình sự cố, phân công nhiệm vụ cho các tổ tham gia cứu nạn, cứu hộ.

+ Phân công nhiệm vụ cho tổ trinh sát vào bên trong cơ sở nắm bắt diễn biến vụ việc và cứu người bị nạn.

+ Quyết định áp dụng các biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ phù hợp để cứu người bị thương và tổ chức hướng dẫn thoát nạn cho người bị nạn.

- Kiểm tra phương tiện, thiết bị dùng cho việc CNCH và trang phục hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên thực hiện nhiệm vụ CNCH.

+ Tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Khi lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đến hiện trường, nhanh chóng báo cáo tình hình diễn biến vụ việc và bàn giao quyền chỉ huy CNCH lại cho Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.

- Tổ chức khắc phục sau khi giải quyết xong tai nạn, sự cố và rút kinh nghiệm vụ CNCH.

2.2.2. Nhiệm vụ của tổ trinh sát

- Thành lập 01 tổ trinh sát gồm 04 người, mang các phương tiện bảo hộ cá nhân, thực hiện một số nhiệm vụ sau:

+ Tìm kiếm xác định vị trí người bị nạn mắc kẹt ở bên trong cơ sở, số lượng người bị mắc kẹt, tình trạng nạn nhân, trấn an tinh thần cho người bị nạn tổ chức sơ cấp cứu các nạn nhân khi đã tiếp cận được nạn nhân, hướng dẫn, hỗ trợ người bị nạn thoát nạn ra ngoài.

+ Xác định các mối nguy hiểm đe dọa bên trong và các hướng thoát nạn an toàn; xác định vị trí xảy ra tai nạn và nguy cơ sụp đổ của các cấu kiện xây dựng.

+ Tổ chức trinh sát liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ.

+ Thường xuyên báo cáo tình hình cho chỉ huy CNCH.

2.2.3. Nhiệm vụ của tổ CNCH:

a. Tổ chức hướng dẫn thoát nạn:

Thành lập 1 tổ gồm 03 người thực hiện nhiệm vụ sau:

- Sử dụng hệ thống âm thanh, các phương tiện hỗ trợ tổ chức trấn an tinh thần người bị nạn, hướng dẫn người bị nạn di chuyển về các địa điểm an toàn do chỉ huy xác định.

- Hướng dẫn thoát nạn theo các hướng như sau:

+ Thực hiện các biện pháp hướng dẫn thoát nạn gián tiếp đối với những người còn tỉnh thoát nạn thông qua các lối thoát nạn, trường hợp có người bị nạn bị thương nặng hoặc bị ngất thì thực hiện các động tác cứu người trực tiếp như: cõng, vác, khiêng, kiệu, bế... hoặc sử dụng cáng cứu thương để di chuyển người bị nạn đến khu vực an toàn.

- Thực hiện các yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.

b. Tổ cứu nạn, cứu hộ (06 người)

- Cần nắm rõ số giáo viên, học sinh đang ở trên các khu vực để rà soát và chủ động hướng dẫn các nạn nhân còn bị mắc kẹt bên trong cơ sở thoát ra đến vị trí an toàn.

- Đối với những người bị tâm lý yếu (bị ngất xỉu,…) không tự di chuyển được phải tổ chức cõng, khiêng,… ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Sử dụng phương tiện hỗ trợ tiến hành cứu người bị nạn đồng thời loại bỏ một số cấu kiện xây dựng phục vụ cho việc thoát nạn.

c. Nhiệm vụ của tổ bảo vệ (02 người)

- Phát hiện sự cố nhanh chóng gọi điện báo cho Hiệu trưởng Trường Mầm non Bích Trúc, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH qua số điện thoại 114, ngắt điện toàn bộ khu vực cơ sở.

- Sử dụng các dãy băng khoanh vùng không để người không có trách nhiệm vào khu vực xảy ra sự cố. Đảm bảo an ninh trật tự khu vực xảy ra sự cố, ngăn ngừa không để kẻ xấu lợi dụng tình hình phức tạp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với các tổ di chuyển người bị nạn, tài sản đến khu vực an toàn; tổ chức sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn và đưa người bị nạn đến trung tâm y tế nơi gần nhất.

- Tổ chức đón và hướng dẫn cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tiếp cận hiện trường nhanh chóng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

- Bảo vệ hiện trường phục vụ công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường.

d. Nhiệm vụ của tổ hậu cần (02 người):

- Nhanh chóng sơ cấp cứu người bị thương trong quá trình cứu nạn cứu hộ và phối hợp với lực lượng y tế đưa người bị nạn đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.

- Đảm bảo công tác hậu cần như nước uống, thức ăn,... nếu thời gian CNCH kéo dài.

e. Nhiệm vụ của tổ y tế (02 người):

- Tổ chức sơ cấp cứu, đưa người bị nạn đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.

2.3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện xử lý tình huống phức tạp nhất

(Có sơ đồ kèm theo)

2.4. Nhiệm vụ của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến hiện trường để cứu nạn, cứu hộ.  

- Bàn giao nhiệm vụ chỉ huy CNCH cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp;

- Có trách nhiệm báo cáo tình hình vụ tai nạn, sự cố cho chỉ huy CNCH chuyên nghiệp;

- Tham gia chỉ huy CNCH đạt hiệu quả cao nhất;

- Tham gia điều tra, xác định nguyên nhân vụ tai nạn, sự cố.

 



Huế, ngày … tháng … năm 2022
HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Số lượt xem : 3777

Các tin khác