ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Bảng tuyên truyền
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG CHO TRẺ MẦM NON
TRƯỜNG MẦM NON I
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG
CHO TRẺ MẦM NON
1. Hiểu đúng về tay chân miệng và cách phòng chống hiệu quả
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, phân của của người bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật mà người bệnh đã cầm vào.
Thời gian ủ bệnh (bắt đầu có dấu hiệu) thường là 3-6 ngày với các triệu chứng như: sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn… Sau đó, trẻ sẻ bắt đầu xuất hiện đốm đau trong miệng, phát ban trên da với những đốm màu đỏ trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc ở cơ quan sinh dục.
Bệnh hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng như viêm màng não, viêm não, đe dọa đến tính mạng.
2. Thực hiện các biên pháp phòng chống dịch tay-chân- miệng
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ: khi ra vào lớp, đi vệ sinh, chơi đồ chơi, ăn uống, sau khi dùng tay che miệng ho… Người lớn cũng phải thường xuyên rửa tay khi thay tả, vệ sinh cho trẻ.
Kỹ lưỡng trong ăn uống và sinh hoạt: ăn chín, uống sôi; muỗng, nĩa, tô, chén, đĩa,.. phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ bốc thức ăn, mút tay, ngậm đồ chơi, sử dụng khăn tay, quần áo chung…
Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Trường hợp trẻ mắc bệnh, hãy cho trẻ ở nhà cho đến khi khỏi hẳn.
Thường xuyên lau chùi cả bề mặt và vật dụng trẻ hay tiếp xúc như: sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất.
Để phòng chống dịch bệnh một cách chủ động, Quý phụ huynh hãy cùng nhà trường lưu ý kỹ lưỡng những biểu hiện sức khỏe của bé. Trường hợp trẻ mắc bệnh hoặc có biểu hiện mắc bệnh, nhà trường khuyến khích phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà hoặc các cơ quan y tế để theo dõi một cách thường xuyên, hạn chế lây lan & bùng nổ dịch tại trường./.
Số lượt xem : 88